Trang chủ » Thông tin » Lễ hội văn hóa » Lễ hội các dân tộc
Lễ hội Hoa Ban của dân tộc Thái

Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc, hứa hẹn một mùa màng bội thu trên các nương rẫy và trên các khu vườn. Hội hoa Ban mở...

  • Đăng bởi: Guest
  • Đăng ngày: 10.08.2012
  • 5667 lượt xem
  • 0 bình luận
Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc, hứa hẹn một mùa màng bội thu trên các nương rẫy và trên các khu vườn. Hội hoa Ban mở ra cũng là thời kỳ lúa chiêm đang độ gặp mưa xuân, xanh mơn mởn trên các cánh đồng lúa nước.

Lế hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn.

Từ sáng tinh mơ của ngày hội, tiếng trống, tiếng chiêng âm vang khắp núi rừng. Các bếp nhà sàn bập bùng lửa đỏ: đồ xôi, luộc gà, thái măng; có nhà mổ lợn bày cỗ. Rượu cần từng vò lớn, vò nhỏ được bê ra chuẩn bị đãi khách. Những chàng trai, cô gái áo quần, khăn váy chỉnh tề, rủ nhau đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở. Họ chọn những cành hoa đẹp nhất để tặng người yêu và biếu bố mẹ.

Nếu như lễ hội Sên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là "cầu thần phù hộ” và cúng "rửa lá, xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Sên mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia. Lễ hội Sên mường diễn ra trong ba ngày. Phần lễ tưng bừng, trang nghiêm, thành kính với đám rước và lễ cúng tế trời đất, các thế lực siêu nhiên. Phần hội chiếm phần lớn thời gian với các cuộc thi bắn súng hoả mai, cung nỏ, ném còn, chọi gà,… Đặc biệt, trong tiếng trống tiếng chiêng tưng bừng của ngày hội, vòng người múa xoè hầu như diễn ra liên tục, tưởng như không ngừng nghỉ. Đối với nam, nữ thanh niên trong mường, đêm cuối hội là đêm vui nhất. Giữa khung cảnh thơ mộng của núi rừng, các cuộc thi hát giao duyên hoà cùng tiếng khèn, tiếng sáo kéo dài cho đến tận khuya. Từ cuộc vui này, nhiều mối tình chớm nở và biết bao đôi trai gái nên vợ - chồng. Vì thế, đêm cuối cũng là đêm để lại nhiều kỷ niệm nhất

Từ khóa: lễ hội các dân tộc, Lễ hội Hoa Ban của dân tộc Thái
 Trang chủ    Bản In   Hot!LinkHay    Quay lại
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết khác
Văn hóa ẩm thực Sơn La
Ở Sơn La, những món ăn đặc sản từ cây rừng, từ ao vườn, ruộng đồng, được chế biến bởi những bàn tay khéo léo của ngư...
  • Trôi trên những sóng chè Mộc Châu
  • Lễ hội Hết Chá – Văn hóa tâm linh của người Thái Sơn La
  • Lễ hội Mah Grợ và điệu múa Vêlr Guông của dân tộc Khơ Mú
  • Xôi sắn - món ăn truyền thống của người Thái Tây Bắc
  • Vũ điệu ong eo của người Khơ Mú
  • Chưa có lời bình nào !
    Ý kiến của bạn
    Họ và tên *:
    Email:
    Nhập mã *: