Trang chủ » Thông tin » Thông tin ẩm thực » Ẩm thực Sơn La
Lên Tây Bắc thưởng thức nậm pịa

Từ sáng sớm Hà Nội, đi bằng xe máy, 5 giờ chiều, chúng tôi đã tới thành phố Sơn La. Đường từ ngoại ô vắt qua khu nội thị vào đến trung tâm đều là đường đôi có dải phân cách và chắc không dưới 500 cột đèn cao áp.
Bữa t...

  • Đăng bởi: Guest
  • Đăng ngày: 18.08.2012
  • 1280 lượt xem
  • 0 bình luận
Từ sáng sớm Hà Nội, đi bằng xe máy, 5 giờ chiều, chúng tôi đã tới thành phố Sơn La. Đường từ ngoại ô vắt qua khu nội thị vào đến trung tâm đều là đường đôi có dải phân cách và chắc không dưới 500 cột đèn cao áp.
Bữa tối thêm vui vì có thêm hai anh bạn ở Sơn La. Trước một cửa hàng ăn nhỏ, nằm trong con hẻm phía trong cái chợ cóc không tên mà gọi theo số: Chợ 308, tôi đã ngửi thấy ngạt ngào mùi nước phở bò. Không lẽ mấy vị này ăn phở thay cơm? Khi nhà hàng bưng ra bát canh có tiết bò thái cục, bên dưới là khấu đuôi và "nội thất bò" nấu lẫn mấy thứ rau gia vị, tôi càng thấy lạ hơn. Ngoài đĩa rau sống và mấy cái ly uống rượu chẳng thấy nước mắm hoặc tương.
Theo chỉ dẫn của anh thổ địa, tôi mới chú ý một bát to nước sền sệt màu xanh rêu, lẫn trong đó là những miếng sụn chắc lấy từ đuôi bò. Ông hoạ sĩ cùng đi cười ngất, lấy thìa múc cái thứ nước ấy vào bát con đẩy về phía tôi, nói: "Pịa đấy, ăn đi!".
Cảm giác đầu tiên là một vị đắng nhè nhẹ ở cổ họng nhưng lúc sau lại thấy ngòn ngọt kèm theo những vị là lạ của mắc khén (một loại giống như hạt tiêu dưới xuôi). Ban đầu còn rón rén nhưng chỉ chốc lát tôi đã bị món này níu lưỡi. Nó không hoàn toàn dễ ăn nhưng quả thật là hấp dẫn. "Pịa là cái gì mà ngon vậy?". Không ai trả lời, mà chỉ tủm tỉm cười.
Để thỏa mãn tò mò của mình, tôi đành tự tìm hỏi những người làm hàng. Thì ra đây là một trong những món ăn rất phổ biến của người Thái. Đồ chế biến món này chủ yếu là tiết đông, đuôi, dạ dày, bầu dục, cuống tim... bò hoặc dê, nhưng tiêu điểm của món gọi theo tiếng Thái là pịa. Đó chính là cái chất sền sệt bên trong ruột non con bò. Khi làm, người Thái chọn rất kỹ đoạn ruột non lấy pịa để riêng ra, đến khi nồi nước ninh xương và lục phủ ngũ tạng con bò sôi già, họ đổ pịa vào. Pịa ngon khi đun kỹ phải nở bồng, xốp, có mùi thơm ngầy ngậy thêm gừng, xả, mấy món rau gia vị. Có nơi còn cho thêm mật bò vào pịa.
Tôi thấy giống như ăn món lẩu đuôi bò mỗi khi chạng vạng tối trên vỉa hè phố Phùng Hưng ở Hà Nội. Hai món này về hình thức giống nhau nhưng ở Hà Nội có bát nước chấm: Nước mắm hoặc nước tương, còn ở Sơn La là món pịa - "nét" hơn nhiều. Tiếng Thái nậm có nghĩa là canh, còn ghép cả hai từ: Nậm pịa ai muốn hiểu thế nào cũng được. Bà chủ quán còn nói thêm, nhiều người gọi đĩa dạ dày hoặc sách bò luộc thái nhỏ chấm với pịa, nhâm nhi...
Tôi còn được mời nhiều món khác như thịt bò khô, mọ tô pà (cá hấp), mọ tô káy (gà hấp) kèm theo chẩm chéo (món chấm), canh bon (canh thập cẩm), lặc lày (mướp Thái)... cũng là những đặc sản của người Thái, ngon và lạ miệng. Nếu người Mông có món ăn độc đáo là thắng cố thì đến với người Thái hoặc nói cách khác, khi lên du lịch Tây Bắc mà không ăn nậm pịa coi như uổng mất chuyến đi.
Theo dulich.tuoitre.com.vn

Từ khóa: Thông tin ẩm thực, Lên Tây Bắc thưởng thức nậm pịa, Xôi sắn
 Trang chủ    Bản In   Hot!LinkHay    Quay lại
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết khác
Văn hóa ẩm thực Sơn La
Ở Sơn La, những món ăn đặc sản từ cây rừng, từ ao vườn, ruộng đồng, được chế biến bởi những bàn tay khéo léo của ngư...
  • Lạ lẫm hương vị thịt trâu khô của người Thái
  • Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
  • Nhà hàng - Cafe Phim 3D
  • Lễ hội Hết Chá – Văn hóa tâm linh của người Thái Sơn La
  • Thưởng thức các món ăn dân tộc ở Sơn La
  • Chưa có lời bình nào !
    Ý kiến của bạn
    Họ và tên *:
    Email:
    Nhập mã *: